CHIẾN LƯỢC MARKETING LÀ GÌ?
Chiến lược marketing không chỉ giúp định hình hình ảnh thương hiệu, mà còn tạo ra các kênh tiếp cận khách hàng. Giúp tăng doanh số bán hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Trong thế giới kinh doah ngày nay, chiến lược marketing vô cùng quan trọng. Go Media sẽ đồng hành cùng bạn để hiểu hơn về chiến lược Marketing là gi?
Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing là chiến lược tiếp thị tổng thể, nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các kế hoạch cụ thể. Với mục đích là quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh. Chiến lược Marketing phải xác định đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường tiềm năng và lập kế hoạch để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu.
Tại sao chiến lược Marketing quan trọng trong kinh doanh?
Xây dựng thương hiệu, tạo ra sự khác biệt
Xây dựng thương hiệu uy tín chất lượng giúp bạn tiếp cận được với khách hàng tiềm năng. Với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, làm sao để thương hiệu của bạn nổi bật so với đối thủ? Chiến lược Marketing để truyền tải được thông điệp thương hiệu và giá trị độc đáo là điều bạn cần.
Tăng doanh số bán hàng
Chiến lược Marketing hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bằng cách tiếp cận, thu hút khách hàng mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể tăng số lượng, giá trị giao dịch và nâng cao hiệu suất kinh doanh.
Tăng cường sự tương tác với khách hàng
Tương tác với khách hàng là thước đo sự thành công của chiến lược Marketing. Tương tác với khách hàng cũng góp phần tăng niềm tin của họ với tổ chức. Đồng thời sẽ khiến họ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó tạo ra trải nghiệm tích cực và tương tác tốt hơn với khách hàng.
Đo lường hiệu quả
Một chiến lược Marketing tốt không chỉ là về việc thực hiện các hoạt động tiếp thị mà còn là về việc đo lường và phân tích hiệu quả của chúng. Xác định các kênh phân phối hiệu quả, lựa chọn phương tiện quảng cáo và truyền thông phù hợp.
Ngoài ra chiến lược Marketing còn định giá sản phẩm/dịch vụ đúng cách và tạo ra thông điệp tiếp thị hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực và ngân sách tiếp thị đạt được kết quả tốt hơn.
Các loại hình chiến lược Marketing cơ bản
Chiến lược Marketing đại trà
Marketing đại trà hay còn được gọi là Marketing đại chúng (Undifferentiated Marketing). Là chiến lược tiếp thị bao phủ toàn bộ thị trường chứ không nhắm tới bất kỳ phân khúc nào cụ thể. Các nhà tiếp thị sẽ bỏ qua đặc điểm riêng biệt của từng phân khúc mà tiến tới toàn bộ người tiêu dùng.
Chiến lược này giúp doanh nghiệp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng và chi phí thấp hơn. Có thể tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu.
ví dụ: Viettel trong chiến dịch quảng cáo Viettel ++ áp dụng với mọi đối tượng sử dụng mạng di động của họ (thị trường lớn, không phân biệt khách hàng).
Chiến lược Marketing tập trung
Chiến lược Marketing tập trung (Centralized Marketing Strategy) là chiến lược mà các thương hiệu sẽ dồn sức tập trung vào một phân đoạn thị trường hoặc một phần thị trường nhỏ mà doanh nghiệp đặt làm mục tiêu. Sau đó nắm chắc và giữ vững vị trí thương hiệu trên phân đoạn thị trường đó. Đây chính là bàn đạp để doanh nghiệp phát triển triển.
Chiến lược này giúp doanh nghiệp dễ đạt được vị trí tốt trên thị trường, tạo sự độc quyền và uy tín về mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn là đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu trong phân khúc thị trường đó. Hay áp lực trong việc cạnh tranh khi quyết định gia nhập một phân khúc cụ thể.
Chiến lược Marketing phân biệt
Marketing phân biệt (Differentiated marketing) là là một chiến lược mà doanh nghiệp cần tạo ra các chiến dịch quảng cáo thu hút hai hoặc nhiều phân khúc khách hàng mục tiêu. Chiến lược này giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu, tiếp cận nhiều các đối tượng khách hàng hơn và đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, nhờ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm. Nhưng đồng nghĩa với việc chi phí marketing sẽ cao và tốn thời gian nghiên cứu thị trường.
Chiến lược Marketing mix
Các chiến lược Marketing Mix là chiến lược Marketing hỗn hợp được ứng dụng bởi tổ hợp yếu tố tiếp thị khác nhau. 4 yếu tố quan trọng được kết hợp trong loại hình này bao gồm: Price (giá) – Product (sản phẩm) – Promotion (xúc tiến thương mại) – Place (phân phối).
Chiến lược này yêu cầu doanh nghiệp phải hiểu rõ sản phẩm/ dịch vụ của mình ở nhiều mặt. Sản phẩm này có ưu điểm gì so với các sản phẩm trên thị trường? Giá bán có cạnh tranh không ? Địa điểm bày bán như nào là hợp lý? Cách tiếp cận khách hàng như nào mang hiệu quả tối đa.
Các bước xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả
Xác định mục tiêu chiến lược
- Thương hiệu (định vị thương hiệu, cảm nhận về giá trị, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng…)
- Doanh số bán hàng.
- Vị trí trên thị trường (thị phần, mức độ thâm nhập thị trường..)
- Chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lãi gộp)
- Sản phẩm (phát triển dải sản phẩm)
Nghiên cứu và tìm hiểu về khách hàng
Đây là bước quan trọng nơi bạn có thể xác định được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Nghiên cứu về nhân khẩu học khách hàng như tên tuổi, giới tính, trình độ học vấn, sở thích,… Giúp doanh nghiệp biết được xu hướng mua hàng của họ, từ đó lên chiến lược Marketing phù hợp.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
“Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” – bài học của Coca Cola và Pepsi là một ví dụ điển hình. Doanh nghiệp phải tạo ra điểm khác biệt, nổi bật hơn đối thủ. Bằng cách nghiên cứu về sản phẩm/ dịch vụ, giá cả, chuỗi cung ứng, chiến thuật Marketing từ các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh. Chúng ta sẽ biết được những điểm yếu, khó khăn của đối thủ để cải thiện tốt hơn.
Phân tích SWOT (sức mạnh, cơ hội, điểm yếu, mối đe dọa)
Đánh giá nội bộ và môi trường xung quanh doanh nghiệp để xác định cơ hội phát triển. Đồng thời cũng đánh giá được những rủi ro và khắc phục điểm yếu.
Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Marketing với các hoạt động:
- Xác định định vị thương hiệu và thông điệp: Mỗi chiến lược Marketing đều cần thông điệp để tạo ấn tượng đối với khách hàng.
- Lựa chọn kênh truyền thông: Quyết định kênh truyền thông nào sẽ hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu của bạn. Đưa ra lựa chọn cần kỹ lưỡng qua việc phân tích và nghiên cứu.
Thực hiện và theo dõi chiến lược
Sau khi đã có một chiến lược cụ thể, doanh nghiệp cần bắt tay vào triển khai theo kế hoạch. Ưu tiên những nhiệm vụ quan trọng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cuối cùng là phải theo dõi chiến lược để đánh giá và chỉnh sửa. Từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp, xử lý trước những rủi ro hoặc vấn đề phát sinh.
Ví dụ về chiến lược Marketing của các thương hiệu nổi tiếng
Coca- Cola: Thương hiệu nhất quán
Coca- Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nhờ xây dựng thành công các chiến lược marketing. Một trong những bí quyết khiến Coca-Cola nổi trên toàn thế giới chính là nhờ chiến lược nhất quán. Ai cũng có thể nhận ra logo của Coca-Cola với nền logo đỏ và chữ Coca-Cola màu trắng đặc trưng.
Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ phát triển tuy nhiên Coca-Cola vẫn dùng logo, slogan hay các chiến dịch quảng bá với cùng một mục tiêu và nội dung thông điệp. Coca-Cola hiện đang chiếm thị phần lớn trên thị trường nước giải khát trên toàn thế giới với nhiều dòng sản phẩm với tên gọi và nhãn hiệu khác nhau.
Apple: chiến lược Marketing theo mô hình 4P
Apple là thương hiệu điện thoại lớn được nhiều khách hàng ưa chuộng. Là một trong những bậc thầy trong việc xây dựng chiến lược Marketing trên thế giới. Vậy chiến lược của Apple như thế nào mà tạo sự thành công đến như vậy?
- Chiến lược marketing mix của Apple về sản phẩm (Product): Khác biệt hóa- tập trung vào chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm là chìa khóa giúp Apple trở nên độc đáo so với đối thủ.
- Chiến lược marketing mix của Apple về giá bán (Price): Trước khi chính thức ra mắt, hàng loạt những tin đồn về sản phẩm sẽ được lan truyền, nhằm mục đích khơi dậy sự tò mò của khách hàng. Như vậy, khách hàng sẽ muốn mình là người đầu tiên sở hữu được nó với chi phí cao.
- Chiến lược marketing mix của Apple về phân phối (Place): Apple sử dụng chiến lược phân phối đa dạng, thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm:
- Kênh phân phối trực tiếp: Sản phẩm được phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng, thông qua hệ thống website và cửa hàng chính hãng của Apple.
- Kênh phân phối trung gian: Đại lý của công ty, các cửa hàng bán lẻ điện tử tại địa phương hoặc đối tác ủy quyền.
- Chiến lược marketing mix của Apple về xúc tiến thương mại (Promotion): Tạo những quảng cáo độc đáo, tập trung vào giá trị sản phẩm. Ngoài ra, có rất ít chương trình giảm giá, khuyến mãi. Họ đề cập giá trị trong sản phẩm thay vì là mức giá. Từ đó sẽ tác động đến khách hàng họ sẵn sàng trả chi phí cao để sở hữu được nó.
Phân biệt chiến lược Marketing với kế hoạch Marketing
Chiến lược Marketing là quá trình nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ,… để đưa ra các kế hoạch Marketing. Chiến lược Marketing tập trung vào việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats). Ngoài ra, phát triển những giá trị cốt lõi và đề xuất giải pháp để phân phối sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường.
Kế hoạch marketing là tài liệu cụ thể mô tả các hoạt động và chiến lược cụ thể. Bao gồm các yếu tố như: mục tiêu cụ thể, phân phối ngân sách, các hoạt động quảng cáo và tiếp thị cụ thể.
Nói cách khác, chiến lược Marketing đặt nền móng cho hướng đi lâu dài và tầm nhìn của tổ chức. Trong khi kế hoạch Marketing là việc triển khai cụ thể các bước để đạt được mục tiêu. Chiến lược là “cái gì” và “tại sao”, còn kế hoạch là “làm thế nào” và “khi nào”.